Thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, Hoàng đế Diocletian trở thành hoàng đế đúng lúc triều đình La-Mã đang rơi vào suy thoái bởi những chi phí cho các cuộc chiến tranh và các dự án xây dựng của chính quyền tiền nhiệm.
Với mục đích đấu tranh làm mất giá đồng ngoại tệ, Diocletian đã tiến hành một cuộc cải cách tiền tệ. Ông bắt đầu cho lưu hành những đồng tiền vàng cao hơn giá trị thực của nó với mục đích làm giảm giá trị của vàng.
Kết quả là, làn sóng khủng hoảng mới bao trùm cả đế chế. Diocletian đã khiến tình hình trở nên phức tạp hơn, khi thiết lập mức trần giá cả cho đa số các mặt hàng như là một biện pháp kiểm soát khủng hoảng. Song, trên thực tế tình hình lại trở nên tồi tệ hơn, đến mức Diocletian phải tự nguyện bỏ lại ngai vàng của mình.
Cuộc khủng hoảng hoa tulip ở Hà Lan (1636-1637), được xem là sự kiện không bình thường nhất bởi bệnh cuồng hoa tulip.
Vào năm 1634, sự say mê hoa tulip của người dân Hà Lan dâng cao đến nỗi hầu hết mọi người đều chuyển sang sản xuất loài hoa này. Sự chênh lệch giữa cung và cầu càng cao khiến cho giá tăng mạnh. Giá của tulip tăng cao nhất là trong giai đoạn 1634-1636 và nó được so sánh như đợt sóng thị trường chứng khoán những năm 1920.
Việc mua bán tulip không còn đúng với bản chất kinh doanh như trước nữa, mà thành một hình thức đầu cơ thuần túy. Nhà cửa, đất đai được đem rao bán với mức giá thấp để đầu tư vào những củ hoa tulip với hy vọng có được một mùa thu hoạch “vàng”.
Đến năm 1635, những thương gia đã bỏ ra 40.000 USD chỉ để mua 40 củ tulip. Nhu cầu có những loại hoa tulip hiếm tiếp tục tăng cao và đạt đến đỉnh điểm là năm 1636. Thời điểm này, người Hà Lan đã tạo ra một hình thức giao dịch là thị trường hợp đồng tương lai chính thức.
Có nghĩa là khi không thể mua được hoa tulip, những người có nguyện vọng có thể mua nó trong tương lai. Không dừng lại ở đây, những hợp đồng này còn được mua đi bán lại như là cổ phiếu. Các trung tâm buôn bán được hình thành tại các sàn giao dịch chứng khoán ở Amsterdam, Haarlem, Leyden và nhiều nơi khác nữa.
Tuy nhiên, thị trường hoa tulip đã bất ngờ sụp đổ vào tháng 2/1637. Nguyên nhân được giải thích là do khi giá hoa tulip ngày càng tăng cao thì một số người sáng suốt đã quyết định bán và chốt mức lợi nhuận của họ.
Ảnh hưởng domino của việc giá giảm làm cho mọi người sửng sốt và họ cố gắng tìm cách bán ra bất kể phải chịu tổn thất. Điều đó càng khiến giá tulip trên thị trường tuột dốc. Bong bóng tulip bị vỡ khi giá cả giảm xuống chỉ còn 1% so với trước và đôi khi còn giảm hơn. Nhiều người lâm vào cảnh phá sản và nền kinh tế Hà Lan chịu cú sốc bong bóng đầu tiên trong lịch sử hiện đại.
Và bong bóng Mississipi (1716-1720) đã làm mọi thứ sụp đổ.
Sau cái chết của Louis XIV nền kinh tế Pháp bị kiệt quệ hoàn toàn bởi những cuộc chiến tranh không ngừng nghỉ trên toàn cõi châu Âu. Trong ngân khố, thậm chí còn không đủ vàng để đúc những đồng tiền mới. John Law – nhà kinh tế học của Chính phủ Pháp đề nghị thành lập 1 ngân hàng in tiền giấy. Chính phủ đã in rất nhiều tiền, nhờ đó mà phúc lợi của Pháp tăng lên 5 lần.
Tuy nhiên, vào năm 1720, do số tiền giấy phát hành quá nhiều, trong khi năng lực tiền kim loại của ngân hàng không đủ, bởi thời đó vẫn dùng tiền kim loại để đảm bảo, nên đã dẫn tới nhiều hệ lụy. Khi nhà vua Louis XV của Pháp không công nhận đảm bảo số đồng tiền tương ứng cho lượng tiền giấy ngân hàng phát hành, mọi thứ đã sụp đổ và lạm phát đã phá hủy nền kinh tế Pháp.