Sáu bài học sống còn từ cuộc Đại suy thoái 1931

Năm 2008 kinh tế thế giới đã bước vào suy thoái, và năm 2009 tình hình vẫn chưa có gì sáng sủa, thế giới đang bước sang giai đoạn suy thoái kéo dài. Khi chúng ta bước vào năm suy thoái thứ hai, lịch sử đã có những gợi ý dẫn dắt chúng ta con đường tốt nhất để đi lên phía trước.

Những người trên thế giới này đã từng chứng kiến thời kỳ đại suy thoái 1931 hay đã xem nó trên phim ảnh sẽ vẫn còn nhớ đến hình ảnh tàu chiến HMS Hood của Anh bị đắm năm 1941 và ngay sau đó là tàu chiến Bismarck của Đức cũng bị đắm. 10 năm trước đó, tàu chiến Hood đã tạo ra một chương mới trong lịch sử ngành hải quân của Anh và nó đã có ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử kinh tế của Anh.

Ngày 19/9/1931, thuyền trưởng JFC Patterson, sỹ quan cao cấp chỉ huy hạm đội Atlantic đã gửi một thông điệp đến Đô đốc Hải quân “ Hai ngày qua, các con tàu tại căn cứ hải quân Invergordon thuộc hạm đội Atlantic trong trại thái bạo loạn công khai… một số đông binh lính tụ tập ở boong tàu phía trước, khu thủy thủ ở, của các con tàu Hood, Rodney, và Dorsetshire. Binh lính trên tàu Hood đã không cho phép làm bất cứ việc gì để chuẩn bị thả neo và có biểu hiện rằng cả tàu Hood lẫn Rodney đều không thể ra khơi được”.

Patterson đã tỏ vẻ hơi thông cảm với những phản ứng đó của binh lính. Ông ta đã báo trước cho Đô đốc Hải quân biết rằng “theo ý kiến chủ quan của tôi, việc sử dụng vũ lực là không thể” và rằng “nguyên nhân của vụ bạo loạn này không còn nghi ngờ gì nữa là việc cắt giảm lương quá đáng của những người thu nhập thấp, những người đã phục vụ trong quân ngũ trước năm 1925”.

Trong cùng ngày thuyền trưởng Patterson gửi báo cáo của mình về vụ bạo loạn tại căn cứ hải quan Invergordon, thì tại số 10 Phố Downing, một cuộc họp nhỏ đã diễn ra giữa Thủ tướng Ramsay MacDonald với Stanley Baldwin người đứng đầu Đảng Bảo thủ và Sir Herbert Samuel người đứng đầu đảng Liên minh Tự do.

Kết quả của cuộc họp đó là sự thống nhất rằng cần phải có luật giải phóng cho Ngân hàng Anh khỏi nghĩa vụ trả lương bảo đảm bằng vàng. E.R.Peacock, thống đốc Ngân hàng Anh quốc lúc đó nhận xét ‘ Một trận bão tuyết bất ngờ đã tấn công toàn bộ thế giới. Người người ai cũng lo ngại cho ngân hàng Anh, và họ cũng rất lo lắng cho bản thân mình”. Phố Downing đã họp và đồng ý đưa Anh ra khỏi chế độ đảm đảm tiền bằng vàng.

Những thủy thủ ở căn cứ hải quân Invergordon rất trung thành và yêu nước, nhiều người trong số họ sau này sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc trong thế chiến thứ Hai nhưng họ lại không sẵn sàng cho việc bị cắt xén lương -mà theo họ đó là điều bất công- để bảo vệ sự chuyển đổi sang vàng. Trong trường hợp này họ là những người theo chủ nghĩa Keynessians. Tháng 9 năm 1931đồng bảng vàng mất niềm tin của các thủy thủ người Anh, của các nhà kinh tế học của Cambridge và của các ngân hàng Pháp và sự kết hợp của 3 lực lượng này là điều không thể cưỡng lại được.

19/9/1931, gần là ngày kỉ niệm 2 năm của Đại suy thoái năm 1929. Cuộc bạo loạn tại Invergordon và quyết định xóa bỏ tiêu chuẩn bản vị vàng của Anh đã trở thành mốc phục hồi cho kinh tế Anh vì từ đó trở đi, nền kinh tế ngày càng khỏe hơn.

Nền kinh tế hiện đại hiện nay học được 2 bài học từ vụ bạo loạn ở Invergordon và sự xóa bỏ bảo đảm tiền bằng vàng của Anh: bài học thứ nhất là chính phủ không nên cố gắng cân bằng ngân sách bằng cách cắt giảm lương của các cán bộ nhà nướcbài học thứ hai là chính phủ không nên cố giữ tỉ giá hối đoái cố định bằng mọi giá. Hiện nay Anh không áp dụng tỉ giá hối đoái cố định nhưng một số người lại muốn sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Nếu nước Anh tham gia vào khu vực đồng tiền chung châu Âu, họ sẽ có thể lại bắt đầu tranh cãi về khi nào thì ra khỏi khu vực này.

Năm 2009 có thể cặp đôi được với nam 1931 vì cả hai năm đều là năm thứ hai sau thời kỳ suy thoái: năm 1931, không còn nghi ngờ gì nữa là một năm của suy thoái kéo dài. Ở Mỹ, Ủy ban Dự trữ Liên bang giữ số liệu thống kê lợi nhuận của 500 công ty trong S&P 500. Năm 1929 chỉ số này là 998 và vào năm 1939 nó rơi xuống 760 rồi đến năm 1931 nó chỉ còn 370 và còn giảm đến mức đáy là 267 trong quý 4/1931.

Giữa năm 1929 và 1931 nền kinh tế Mỹ mất 1/3 việc làm. Nếu chúng ta dự báo năm 2009 dựa trên con số của năm 1931 thì con số thất nghiệp sẽ làm tất cả cùng choáng váng. Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ giai đoạn khủng hoảng trước đây chỉ bắt đầu từ tháng 3 năm 1933, sau khi tổng thống Roosevelt nhậm chức. Khi đó Anh có rơi vào suy thoái nhưng nhẹ hơn và ngắn hơn.

Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế hiện đại hiện nay, chúng ta có thể tiếp tục đi theo vết xe đổ hoặc ngăn chặn sự leo thang của “cái vòng luẩn quẩn” trong thời kỳ suy thoái 1931. Mốc thay đổi của thời kỳ suy thoái trước bắt đầu tháng 6 năm 1930 với hàng rào thuế quan tai họa Hawley-Smoot. Hàng rào thuế quan này đã được dựng lên để bảo vệ nền công nghiệp của Mỹ khỏi bị nhấn chìm bởi hàng hóa nhập khẩu và hành động này đã làm cho các nước khác thêm giận và quyết định trừng phạt trả đũa của các nước khác đối với xuất khẩu của Mỹ. Kết quả là kinh tế toàn cầu trì trệ. Và nếu Anh đã đưa ra 2 bài học đầu tiên thì đây sẽ là bài học thứ ba đến từ Mỹ : không nên dựng hàng rào thuế quan trong thời suy thoái.

Tháng 5 năm 1931, Credit Anstalt, ngân hàng hàng đầu của Úc bị vỡ nợ và phải đóng cửa. Và như nhà kinh tế học người Mỹ Irving Fisher đã quan sát thấy “ đây là một ngân hàng lớn và sự sụp đổ của nó sẽ gây họa cho cả Anh và Đức”. Và từ Úc, chúng ta có bài học thứ tư: không được để cho các ngân hàng hệ thống sụp đổ. Bài học này đã bị lãng quên đối với ngân hàng Lehmann Brothers, ngân hàng có thể được coi là ngang tầm Credit Anstalt trong cơn khủng hoảng của Phố Wall năm 2008. Vào tháng 6/1931, sau khi hệ lụy của Credit Anstalt chuyển sang các ngân hàng Úc khác thì chính phủ nước này mới chậm chân bảo đảm các khoản nợ của Credit Anstalt. Dù sao thì mọi việc cũng đã muộn, cả Lehmann Brothers cũng thế.

Tháng 7/1931, Ngân hàng Trung ương Anh đã cứu ngân hàng German Reichsbank (ngân hàng Trung ương của Đức từ năm 1876 đến 1945) khi ngân hàng này bị ảnh hưởng nặng nề của hệ lụy Credit Anstalt. Ngân hàng Trung ương Pháp đã rút hết vàng ra khỏi ngân hàng của Đức và Ngân hàng Trung ương Anh đã chấp nhận rủi ro cứu Đức. Đây là bài học thứ năm : Đừng có phụ thuộc vào các ngân hàng Trung ương khi họ trong cơn hoảng loạn.

Ngày 21 tháng 9 năm 1931 Anh bãi bỏ tiêu chuẩn bảo đảm bằng vàng và 23 nước khác học theo chỉ có Mỹ và Pháp còn duy trì chế độ bản vị vàng.

Tháng 10/1931 Tổng thống Hoover của Mỹ đề xuất Home Mortgage Corporation- một tập đoàn cho vay thế chấp bất động sản- cha đẻ của Fannie Mae và Freddie Mac, và các ngân hàng cho vay thế chấp bất động sản không bị phá sản cho đến 77 năm sau- năm 2008.

Tháng 12/1931 Hoover công bố chương trình cứu trợ của mình. Fisher đã nhận xét “ để đáp ứng nhanh chóng tình trạng ngày càng khẩn cấp, thực hiện từng biện pháp một sẽ quá nhỏ và đến khi chúng được đưa vào luật thì đã quá muộn”.

Đây là bài học thứ sáu: Trong thời kỳ suy thoái kéo dài, quá nhiều và quá sớm sẽ an toàn hơn là quá ít và quá muộn. 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây