Trong khủng hoảng tài chính, đồng Euro đón tuổi lên 10

Đồng euro đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: Topnews

Liên minh tiền tệ và kinh tế châu Âu (EMU) và đồng euro đang chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 10 năm hoạt động vào ngày 1/1/2009 tới. Đồng euro đã ra đời và bắt đầu đi vào hoạt động mà không vấp phải vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây có thể là một cuộc trải nghiệm khắc nghiệt với khả năng tồn tại của đồng euro trong những thời điểm khó khăn hơn.

Trong khi khủng hoảng có thể củng cố những thể chế của EMU thì nó cũng tạo ra nhiều rủi ro mà các nước thành viên cần phải ý thức được để không bị ảnh hưởng.

Vấn đề chủ yếu là những điều kiện của từng thành viên trong EMU có thể phát triển theo những hướng khác nhau dẫn đến việc một số nhà lãnh đạo chính trị quốc gia có hướng kết luận rằng nước họ có thể phát triển tốt hơn bằng việc thông qua một số chính sách khác với những chính sách của những thành viên khác. Sự khác biệt về tỉ lệ lãi suất của trái phiếu chính phủ trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu chỉ ra rằng thị trường tài chính nhìn nhận khả năng tan rã.

Ví dụ, trái phiếu chính phủ có thời hạn 10 năm tại Hy Lạp và Ireland giờ trả gần như cao hơn một điểm so với tỷ lệ của trái phiếu chính phủ tại Đức và tỷ lệ này tại Ý cũng cao gần tương tự. Dĩ nhiên lịch sử cũng có nhiều ví dụ về liên minh tiền tệ hay đồng tiền riêng của một nước bị tan rã.

Mặc dù có những lý do kĩ thuật và pháp lý khiến cho việc tách ra của một nước thành viên EMU khó khăn hơn nhưng cũng ít có nghi ngờ việc một nước có thể rút ra khỏi liên minh nếu thực sự muốn.

Lý do hiển nhiên nhất khiến một nước lựa chọn rút ra khỏi liên minh là muốn thoát khỏi chính sách tiền tệ "một cho tất cả" do đồng tiền chung tạo ra. Một nước nhận thấy nền kinh tế nước mình yếu đi trong suốt vài năm tới và e ngại rằng điều này sẽ còn tiếp diễn sẽ cố rút ra khỏi EMU để nới lỏng các điều kiện tiền tệ và làm mất giá đồng tiền trong nước. Mặc dù điều đó có thể có hoặc không mang ý nghĩ về kinh tế thì trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trầm trọng, một nước có thể coi đó như một quyết định chính sách.

Hiệp ước ổn định và phát triển giúp hạn chế thâm hụt tài chính của các nước trong khu vực tiền chung euro cũng là một lý do khác khiến cho môt nước thành viên muốn rút ra khỏi EMU. Khi suy thoái nghiêm trọng xảy ra, một nước có thể muốn theo đuổi chính sách truyền thống theo thuyết kinh tế của Keynes thông qua những nhân tố tài khoá giảm thâm hụt quy mô lớn. Mặc dù Hiệp ước ổn định và phát triển có thể co giãn tạo điều kiện cho vài nhân tố tài khoá thì nó cũng vẫn có thể cản trở một nước trong việc hành động theo ý muốn.

Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây cũng làm nảy sinh một vấn đề khác là : thiếu một "người cho vay cuối cùng". Ngân hàng trung ương Châu Âu sẽ sẵn sàng đến đâu trong việc cung cấp cho các ngân hàng trung ương quốc gia lượng tiền cần thiết để làm tròn vai trò này không vẫn còn là điều phải xem xét. Nếu một nước nhận thấy các ngân hàng trong nước đang thua lỗ vì ngân hàng quốc gia không thể cho họ vay thêm, nước đó có thể chọn cách rút lui khỏi EMU để có thể tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương cung cấp bất cứ khoản tiền nào mà nó cho là cần thiết.

Ngoài ra, khủng hoảng kinh tế cũng nối lại đối thoại về sự cần thiết về thẩm quyền đánh thuế của liên minh Châu Âu. Dù lập luận của ý kiến đó là gì đi nữa thì nó cũng mở rộng cửa hơn cho việc tái phân phối lại thu nhập. Những nước có thu nhập cao có thể thấy lý do đó cũng đủ để muốn rút ra khỏi liên minh.

Thậm chí nếu các quan chức không muốn bỏ rơi đồng euro thì họ cũng sẽ có thể phải làm vậy vì chiến lược muốn tạo áp lực cho các nước khác đồng ý thay đổi chính sách. Một nước nhận thấy chính sách tài khoá hoặc tiền tệ quá thắt chặt có thể đe doạ rút ra nếu chính sách đó không được thay đổi.

Nguy cơ đó là sẽ là có thật nếu nước đó là Đức hoặc Pháp. Thậm chí nếu đó là một nước khác nhỏ hơn, thì đó cũng là một mối đe doạ nghiêm trọng vì đó có thể được coi là khởi đầu của sự kết thúc. Vì bất kể là quốc gia nào cũng có thể tạo ra sự đe doạ với hy vọng rằng điều đó là đủ để khiến cho các nước thành viên khác trong EMU chấp nhận thay đổi chính sách như mong muốn của họ. Dĩ nhiên, rủi ro là các nước khác không cảm thấy bị đe doạ. Và nước đe doạ sau đó phải lựa chọn hoặc là chấp nhận hổ thẹn thua cuộc và ở lại hoặc là giẫm lên nguyên tắc và ra đi.

Tất cả những điều này giả định rằng các nhà lãnh đạo chính trị sẽ lựa chọn một sự thay đổi chính sách duy nhất mà họ cho rằng phù hợp với lợi ích lâu dài cho đất nước họ. Nhưng cũng có môt nguy cơ là một số chính trị gia hành động chỉ vì lợi ích cá nhân họ, nhân cơ hội nền kinh tế suy thoái để đắc cử bằng cách hứa hẹn đưa đất nước ra khỏi EMU hoặc bằng cách nói rằng họ sẽ đe doạ phải làm vậy nếu các nước thành viên khác không đồng ý với đề xuất thay đổi chính sách của họ.

Không một rủi ro nào ám chỉ rằng liên minh tiền tệ sẽ không tránh khỏi trở thành nạn nhân của suy thoái kinh tế trầm trọng. Nhưng suy thoái cũng sẽ là một trải nghiệm nghiêm khắc hơn cho đồng euro so với những gì nó đã trải qua trong suốt 10 năm qua.

- Bài viết của Martin Feldstein, Giảng viên kinh tế tại Trường kinh doanh Harvard, cựu Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Ronald Reagan và Chủ tịch Uỷ ban nghiên cứu kinh tế quốc gia, đăng trên The Korea Herald -

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây