[Trực tiếp] Tọa đàm trực tuyến: Bình ổn thị trường – Tháo gỡ khó khăn cung cầu dịp Tết

 
 
Chiều 25/12, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến về Bình ổn thị trường – tháo gỡ khó khăn cung cầu dịp Tết. 

Tết Nguyên đán đang đến gần, người dân rất quan tâm tới tình hình giá cả cuối năm, cung cầu ra sao, hiệu quả của bình ổn giá. Để giải đáp các câu hỏi của người dân, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đã tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến về Bình ổn thị trường – tháo gỡ khó khăn cung cầu dịp Tết.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời: Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa; Bà Lê Ngọc Đào Phó, Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh; ông Chu Xuân Kiên, Phó TGĐ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội; Đại diện lãnh đạo Hệ thống siêu thị Co.opmart.

Thưa thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, chương trình bình ổn ban đầu được đánh giá tích cực nhưng hình thức vẫn chưa được phong phú. Xin bà có thể cho biết chương trình của năm nay?

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa: Chương trình bình ổn là chương trình của địa phương, có dự trữ hàng hóa để chuẩn bị cho địa phương mình. Tiếp theo, Bộ Công thương có hướng dẫn theo hướng gợi mở, từ đó tới nay các chương trình được tổ chức, triển khai ngày càng mới. Ví dụ các điểm mới về doanh nghiệp tham gia, cơ cấu doanh nghiệp khác nhau, cơ cấu mặt hàng, địa điểm bán hàng… Mỗi năm đều có những cái mới, cái cải tiến.

Ví dụ 2012 có khoảng 40 địa phương báo cáo thì có hơn 30 địa phương tham gia. Năm nay có hơn 50 địa phương báo cáo về có chương trình bình ổn. Số lượng các DN tham gia đều tăng hơn so với năm trước. Trước kia chỉ có hỗ trợ vốn cho các nhà phân phối, nhưng nay có cả hỗ trợ cho nhà sản xuất, doanh nghiệp lưu thông, vận tải và nhà phân phối.

Năm 2011 có 6.400 điểm bán bình ổn, nhưng năm 2012 đã lên tới 8.000 điểm. Ngoài ra các chuyến hàng lưu động cũng triển khai tích cực. Ví dụ ở Hà Nội có các chuyến hàng lưu động tới các khu công nghiệp, vùng xa.

Một điểm mới nữa là năm nay các doanh nghiệp không ứng vốn với lãi suất bằng 0 như trước mà đã có các hợp đồng vay vốn thương mại với phía ngân hàng..

Các điểm bán hàng bình ổn năm nay không chỉ kéo dài đến trước Tết mà cả sau Tết để giúp giá cả hạ nhiệt. Các doanh nghiệp đều cam kết bán hàng đến tận 30 Tết và mở cửa sớm, giúp dẫn dắt thị trường.

Như vậy, chúng ta có nhiều cái mới nhưng chất lượng hàng hóa thì sao?

Trước kia, các chương trình bình ổn chủ yếu vào các mặt hàng thiết yếu nhưng nay có thêm các mặt hàng khác như giấy vở học sinh, sữa…các nhóm hàng đa dạng hơn. Việc lựa chọn các mặt hàng tùy theo nhu cầu của một số địa phương. Ví dụ các địa phương có thực phẩm nhiều thì họ không dự trữ các mặt hàng này mà dự trữ về công nghệ phẩm…

(Tiếp tục cập nhật...)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây