Uy thế của lãnh đạo Kim Jong-un “suy giảm” sau vụ xử tử chú dượng

 
 
Sự sợ hãi của người dân ở Triều Tiên đã gia tăng trong khi uy thế của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un suy giảm đi sau khi ông Jang Song-thaek - chú dượng của ông Un - bị xử tử hôm 5.12 vừa qua.
 
Ông Jang Jin-sung - người rời Triều Tiên hồi năm 2004 và hiện đang điều hành một trang tin tức về các diễn biến trong nước - cho biết: "Liên lạc được với những người ở Triều Tiên, tôi có thể cảm thấy sự khủng hoảng khi nghe giọng của mọi người qua điện thoại. Họ có vẻ thực sự sợ hãi và nó thể hiện ra cả trong giọng nói. Họ nói thời thế đã thay đổi khi chính nhà lãnh đạo liên quan tới việc phế bỏ các thành viên gia đình".
 
Trong khi đó, một người Triều Tiên khác tiết lộ với nguồn tin ở Seoul rằng, "một nửa số người dân Triều Tiên tin rằng ông Jang bị phế bỏ để coi như có người lĩnh trách nhiệm về thất bại kinh tế tại Triều Tiên". Ông Jang Jin-sung nhận định: "Sự sùng bái nhà lãnh đạo Triều Tiên đã thay đổi hoàn toàn với việc tiêu diệt ông Jang Song-thaek".
 
Tuy nhiên, chính quyền Triều Tiên lại đang cố chứng tỏ sự ổn định sau vụ hành quyết. Ông Kim Jong-un tiếp tục xuất hiện thường xuyên trước công chúng khi tới thăm các dự án quân sự và thương mại. Truyền thông nhà nước tiếp tục ngợi ca thành tựu của năm qua - các tuyến đường, trung tâm y tế hay khu trượt tuyết mới.
 
Chính phủ Hàn Quốc lại tỏ ra không tin vào "sự ổn định" này. Ngày 16.12, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cảnh báo trước cuộc gặp với các quan chức quốc phòng cao cấp nước này rằng vụ xử tử ông Jang Song-thaek đã đẩy khu vực bán đảo Triều Tiên vào tình thế "nghiêm trọng và khó lường". 
 
Bà Park nói hiện không rõ đường hướng chính trị của Triều Tiên sẽ ra sao và khó có thể bác bỏ khả năng Bình Nhưỡng sẽ có "những khiêu khích liều lĩnh" trong thời gian tới.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây