NHTM CP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Lĩnh vực: Tài chính > Ngành: Ngân hàng

Tiếc…

Nhiều nhà đầu tư thắc mắc: "Khối lượng cổ phần VCB đấu giá không lớn bằng Bảo Việt nhưng vì sao việc công bố khối lượng đấu giá chính thức lại chậm?". Trong khi đó, trước giờ hết hạn đăng ký đấu giá, thông tin về khối lượng đăng ký đấu giá đã được lan truyền rộng rãi. Từ khi khối lượng đăng ký chưa vượt qua 50% khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá vào buổi sáng đến thông tin đã vượt quá khối lượng đấu giá khoảng 10% và một tờ báo đăng con số 110 triệu cổ phần đăng ký mua là con số cập nhật nhất sau ngày hết hạn đăng ký (3h chiều 18/12/2007).

Ngày hôm sau, trên một số trang web đã thấy rao bán quyền đấu giá cổ phần VCB, với giá 1.000 đồng/cổ phần, sau đó lên đến 7.000 đồng/cổ phần. Một số nhà đầu tư tiếc rẻ: "Nếu VCB đấu giá vào thời điểm thị trường tốt hơn hoặc giá khởi điểm VCB thấp như DPM (Đạm Phú Mỹ) thì cơ hội bán quyền để "nhận tiền tươi thóc thật" sẽ lớn hơn nhiều, y như đã xảy ra với DPM". Thị trường vẫn chưa quên câu chuyện bán quyền đấu giá DPM. Khi đó, những người có cơ hội biết thông tin về khối lượng đăng ký đấu giá chưa đủ khối lượng chào bán trước các nhà đầu tư khác có cơ hội hốt bạc nhờ nhanh tay đăng ký đấu giá DPM vào giờ chót. Sau đó, quyền đấu giá được bán với giá khoảng 5.000 đồng/cổ phần.

Sự tiếc rẻ trên là có cơ sở. Giả sử VCB là cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn nhờ vào các yếu tố khách quan như tâm lý thị trường hưng phấn hay nguồn tiền vay cầm cố không bị thắt chặt… thì cơ hội bán quyền đấu giá VCB sẽ thuộc về một số người biết trước thông tin về lượng đăng ký đấu giá VCB được cập nhật từng giờ.

Câu chuyện về tính minh bạch thông tin và sự bình đẳng trên TTCK trong trường hợp VCB đang là một dấu hỏi với cơ quan tổ chức đấu giá.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây