Câu hỏi thường gặp

Tại đây bạn có thể tham khảo các câu trả lời cho những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất

Có cách nào bảo đảm tôi đầu tư chắc chắn có lợi không?
Câu hỏi:
Tôi muốn đầu tư chứng khoán mà không lỗ, có cách nào bảo đảm tôi đầu tư chắc chắn có lợi không?
Trả lời:
Lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận với rủi ro. Để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, quý khách nên tới một công ty chứng khoán để đựơc các chuyên viên tư vấn đầu tư một cách bài bản.
Cổ phần là gì? Cổ phiếu là gì?
Câu hỏi:
Cổ phần là gì? Cổ phiếu là gì?
Trả lời:
Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông góp vốn trong công ty.
Với một người bắt đầu đầu tư chứng khoán, nên đầu tư bao nhiêu tiền là vừa?
Câu hỏi:
Với một người bắt đầu đầu tư chứng khoán, nên đầu tư bao nhiêu tiền là vừa?
Trả lời:
Không có chuẩn mực nào để đánh giá đầu tư bao nhiêu là vừa. Tuy nhiên, việc quyết định số tiền đầu tư phụ thuộc 3 yếu tố sau:
  • Khả năng tài chính của nhà đầu tư.
  • Chiến lược đầu tư.
  • Tình hình thị trường.
Mua - bán cổ phiếu vào thời điểm nào để có lợi nhuận cao nhất?
Câu hỏi:
Mua - bán cổ phiếu vào thời điểm nào để có lợi nhuận cao nhất?
Trả lời:
Mua tại đáy và bán tại đỉnh hình Sin.
Tính thanh khoản của chứng khoán là gì?
Câu hỏi:
Tính thanh khoản của chứng khoán là gì?
Trả lời:
Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) của thị trường là một thuật ngữ kinh doanh dùng để chỉ khả năng có thể nhanh chóng mua hoặc bán hàng hoá trên thị trường mà không bị ảnh hưởng của yếu tố giá cả. Khoảng thời gian để mua và bán hàng hoá thường là ngắn hạn. Một thị trường có tính thanh khoản cao là tại đó luôn có nhiều người mua và nhiều người bán trong cùng một thời gian. Các giao dịch không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trong thị trường này.
Đầu tư cổ phiếu chưa niếm yết có cần mở TK GDCK không?
Câu hỏi:
Đầu tư cổ phiếu chưa niếm yết có cần mở TK GDCK không?
Trả lời:
Không. Vì các loại chứng khoán chưa niêm yết có thể trao đổi, mua bán giữa các cá nhân với nhau thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần sở hữu.

 
Muốn đầu tư chứng khoán niêm yết phải bắt đầu như thế nào?
Câu hỏi:
Muốn đầu tư chứng khoán niêm yết phải bắt đầu như thế nào?
Trả lời:
Đầu tư chứng khoán niêm yết quý khách thực hiện các bước sau:
  • Nhà đầu tư bắt đầu bằng việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại một công ty chứng khoán.
  • Nộp tiền vào tài khoản và / hoặc lưu ký chứng khoán.
  • Đặt lệnh mua / bán chứng khoán.
Việc đặt lệnh, rút tiền từ tài khoản thay tôi được không và thủ tục thực hiện như thế nào?
Câu hỏi:
Tôi hiện cư trú tại tp HCM, tuy nhiên do điều kiện công việc bận rộn phải đi công tác trong và ngoài nước thường xuyên. Vậy, tôi có thể nhờ người nhà thực hiện việc đặt lệnh, rút tiền từ tài khoản thay tôi được không và thủ tục thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Nhà đầu tư có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một chủ tài khoản chứng khoán như: đặt lệnh mua bán chứng khoán trong tài khoản, nộp tiền và rút tiền từ tài khoản, và các quyền và nghĩa vụ khác … Nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục pháp lý cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện việc uỷ quyền này như sau:

Nhằm đảm bảo về tính chặt chẽ, văn bản uỷ quyền nên lập thành văn bản và có xác nhận của chính quyền địa phương về chữ ký của người uỷ quyền (tức chủ tài khoản).

Nội dung của văn bản uỷ quyền cần có những thông tin cơ bản sau:

    Họ tên; số chứng minh nhân dân/ngày cấp/nơi cấp; địa chỉ thường trú của người uỷ quyền và người nhận uỷ quyền;
    Phạm vi uỷ quyền: nêu rõ nội dung uỷ quyền (ví dụ: chỉ đặt lệnh mua bán hay uỷ quyền toàn bộ);
    Thời hạn uỷ quyền;
    Cam kết chịu trách nhiệm về các nội dung mà nhà đầu tư đã uỷ quyền cho người khác;
    Chữ ký của các bên và xác nhận của cơ quan nhà nước về tính xác thực của các chữ ký này.
    Các trường hợp chấm dứt việc uỷ quyền.

Sau khi đã hoàn tất văn bản uỷ quyền trên, nhà đầu tư gửi văn bản này cho bộ phận giao dịch của công ty chứng khoán. Và kể từ thời điểm này công ty chứng khoán sẽ chấp nhận các giao dịch của người đại diện của nhà đầu tư (người nhận uỷ quyền) trong phạm vi văn bản uỷ quyền mà nhà đầu tư đã gửi cho công ty chứng khoán.

Khi có nhu cầu chấm dứt việc uỷ quyền, nhà đầu tư có văn bản thông báo với công ty chứng khoán về việc chấm dứt việc uỷ quyền này và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

 
Khi mở tài khoản nhà đầu tư được nhận những loại giấy tờ gì?
Câu hỏi:
Khi mở tài khoản nhà đầu tư được nhận những loại giấy tờ gì?
Trả lời:
Khi mở tài khoản, nhà đầu tư nhận đuợc 1 bản chính Hợp dồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, 01 thẻ tài khoản ghi tên khách hàng và số tài khoản giao dịch chứng khoán.
Khi tài khoản đã có giao dịch và qua mỗi lần giao dịch NĐT có các loại giấy tờ gì?
Câu hỏi:
Khi tài khoản đã có giao dịch và qua mỗi lần giao dịch NĐT có các loại giấy tờ gì do CTCK xác nhận, làm bằng chứng trong tài khoản của mình có, thay đổi bao nhiêu cổ phiếu loại nào; bao nhiêu tiền mặt (nhất là khi giao dịch bằng điện thoại)?
Trả lời:
Khi tài khoản dã có giao dịch, lịch sử giao dịch dã duợc thể hiện trên tài khoản khách hàng. Nếu có yêu cầu của chủ tài khoản, Công ty Chứng khoán sẽ in xác nhận giao dịch có dóng dấu của công ty chứng minh việc sở hữu chứng khoán hợp pháp của khách hàng, xác nhận số du tiền mặt của khách hàng. Khách hàng có thể yêu cầu CTCK in toàn bộ sao kê chứng khoán, tiền mặt các tháng truớc dó cho dến thời diểm hiện tại dể theo dõi.

Các giao dịch qua diện thoại cố dịnh theo số diện thoại quy dịnh có ghi âm, việc ghi âm là bằng chứng việc dặt lệnh của khách hàng. Chứng khoán khớp lệnh sẽ thể hiện trên xác nhận giao dịch chứng khoán của khách hàng trong ngày.
Nhà đầu tư nào được nhận sổ cổ đông (sổ chứng nhận sở hữu cổ phiếu) do công ty niêm yết cấp?
Câu hỏi:
Nhà đầu tư nào được nhận sổ cổ đông (sổ chứng nhận sở hữu cổ phiếu) do công ty niêm yết cấp?
Trả lời:
Ðối với các công ty niêm yết, việc quản lý cổ dông dã thực hiện thông qua trung tâm luu ký bằng số liệu. Tuy nhiên, vẫn có các truờng hợp nhận sổ cổ đông do công ty niêm yết cấp nhu sau:

Ðối với các nhà dầu tu chua luu ký tại các công ty chứng khoán, việc nhận cổ phiếu thuởng, cổ tức bằng cổ phiếu, dang ký mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ dông hiện hữu sẽ thực hiện tại công ty niêm yết bằng cách ghi tang trên sổ cổ dông.

Ðấu giá: các nhà dầu tu trúng dấu giá cổ phiếu khi công ty niêm yết thực hiện dấu giá ra công chúng, do HoSE hoặc Hnx tổ chức. Sau khi nộp tiền trúng dấu giá, công ty niêm yết sẽ thực hiện việc cấp sổ cổ dông cho các nhà dầu tu (truờng hợp số luợng chứng khoán duợc dua ra dấu giá chua duợc dang ký với Trung tâm Luu Ký)

Cổ dông chiến luợc, cổ dông lớn có chọn lọc: Công ty niêm yết cấp sổ cổ dông cho các nhà dầu tu này trên dó thể hiện việc hạn chế chuyển nhuợng hoặc không hạn chế chuyển nhuợng.
Điều kiện chuyển nhượng cổ phần là gì
Câu hỏi:
Là cổ đông sáng lập của một công ty cổ phần, nay tôi có ý định chuyển nhượng một số cổ phần của mình cho người khác thì tôi phải đáp ứng những điều kiện gì?
Trả lời:
Trong câu hỏi này nhà đầu tư không nêu rõ là nhà đầu tư đã sở hữu số cổ phần trên trong thời gian bao lâu và công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ khi nào, vì vậy xin trả lời câu hỏi này như sau:

Theo luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với các cổ phần của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
Giá trị nội tại của cổ phiếu được tính như thế nào?
Câu hỏi:
Xin hỏi, giá trị nội tại của cổ phiếu được tính như thế nào? Giá trị nội tại có phải là giá trị sổ sách (book value) hay không?
Trả lời:
'Giá trị nội tại' (Intrinsic value) của một công ty được định nghĩa là giá trị chiết khấu của luồn tiền mà công ty đó có thể đem lại trong tương lai. Nói một cách khác, đây là giá trị bên trong, nội tại của tài sản chứ không thuộc vào các yếu tố thị trường bên ngoài. Tuy nhiên để tính giá trị này hoàn toàn không đơn giản. Chỉ có thể ước tính giá trị này trên cơ sở những thông tin và giả định hiện có, bên cạnh đó phải điều chỉnh ước tính này ngay khi những thông tin và giả định này thay đổi.

Trong thực tế người ta thường dùng các phương pháp chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu. Về cơ bản thì có 2 bước để xác định giá trị này:

    Đầu tiên phải dự báo được dòng tiền hàng năm trong tương lai.
    Sau đó đưa giá trị này về hiện giá bằng cách chiết khấu theo một lãi suất xác định.

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức: Với phương pháp này người ta cho rằng giá trị nội tại của cổ phiếu chính là hiện giá của tất cả cổ tức mà người chủ sở hữu có thể nhận được trong tương lai từ cổ phiếu đó. Trong đó:

    P0: giá trị của cổ phiếu
    Di: là cổ tức nhận được trong năm thứ i của cổ phiếu
    K: là lãi suất chiết khấu (chi phí vốn chủ sở hữu)

Nếu cổ tức công ty tăng trưởng đều với tốc độ là g thì công thức trên có thể viết lại là:
   

Các cách xác định dòng tiền khác.

    Dòng tiền thuộc về chủ sở hữu (Free Cash Flow to Equity)
    FCFE = Lợi nhuận ròng + Khấu hao + Các khoản nợ dài hạn mới - Chi tiêu tài sản cố định - Tăng vốn lưu động - Các khoản trả nợ gốc.
    Dòng tiền thuộc về chủ sở hữu và chủ nợ (Free Cash Flow to Firm)
    FCFF = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế x (1 - thuế suất) + Khấu hao - Chi tiêu tài sản cố định - Tăng vốn lưu động.

Giá trị sổ sách (Book value) chưa phải là giá trị nội tại mà nó chỉ phản ánh giá trị kế toán của Công ty đã hoạt động trong quá khứ . Trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động nữa, và bán tất cả tài sản để thu tiền về, sau đó trừ đi tất cả các khoản nợ ta sẽ được dòng tiền thu về một lần của người chủ sở hữu thì giá trị sổ sách cũng là một trong những cách tiếp cận giá trị nội tại của cổ phiếu.

 
Mua ưu đãi cổ phần của công ty và các cổ phần này có bị hạn chế chuyển nhượng không?
Câu hỏi:
Tôi đã công tác liên tục tại một Doanh nghiệp nhà nước đến nay được 5 năm. Được biết công ty tôi sẽ cổ phần hoá trong năm nay, vậy liệu tôi có được mua ưu đãi cổ phần của công ty và các cổ phần này có bị hạn chế chuyển nhượng không?
Trả lời:
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh xin trả lời chị như sau:

Tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về chuyển Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty Cổ phần có quy định người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi sau

    Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán ưu đãi bằng 60% giá đấu thành công bình quân (Đối với những doanh nghiệp đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động có thể thấp hơn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
    Được chia số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.
    Được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành nếu chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần.
    Được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã có đủ điều kiện tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp.
    Nếu bị mất việc, thôi việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì được thanh toán trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chị đã được pháp luật đảm bảo quyền được mua cổ phần với giá ưu đãi cụ thể tại Nghị định này.

Trong Nghị định 109 không có bất kì hạn chế chuyển nhượng nào đối với cổ phần chào bán lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hoá mà người lao động được mua ưu đãi. Do vậy, chị sẽ được tự do chuyển nhượng số cổ phần được mua ưu đãi khi chị đã có tên trong sổ cổ đông và nhận được chứng nhận sở hữu cổ phần của Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá xong.
Việt Kiều muốn mua cổ phiếu của 1 công ty trong nước?
Câu hỏi:
Tôi là Việt Kiều muốn mua cổ phiếu của 1 công ty trong nước chưa niêm yết nhưng đã là công ty đại chúng xin hỏi cần thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Bạn là Việt Kiều tức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nên khi có nhu cầu mua cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam bạn sẽ chịu sự điều chỉnh của quy định về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, trước tiên bạn phải mở tài khoản “góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam” tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, mọi giao dịch chuyển tiền để thực hiện việc góp vốn, chuyển lợi nhuận, chuyển nhượng vốn góp mua ngoại tệ chuyển ra nước ngoài khi có nhu cầu … đều phải thực hiện thông qua tài khoản này.

Về thủ tục thực hiện việc góp vốn đối với công ty đại chúng chưa niêm yết thực tế diễn ra như sau:

Theo Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 08/11/2007 quy định về phê duyệt Phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết thì khi muốn giao dịch cổ phiếu của một công ty đại chúng chưa niêm yết cần tuân thủ nguyên tắc sau:

Chứng khoán của công ty đại chúng phải được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký (TTLK) trước khi thực hiện giao dịch (Điểm 1 Điều 53 Luật Chứng khoán).

Việc chuyển quyền sở hữu đối với các loại chứng khoán đã đăng ký tại TTLK được thực hiện qua TTLK (Điểm 1 Điều 54 Luật Chứng khoán).

Mỗi nhà đầu tư chỉ được phép mở 1 tài khoản giao dịch tại 1 công ty chứng khoán để giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết. Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết thì sẽ dùng ngay tài khoản này để thực hiện giao dịch và lưu ký chứng khoán chưa niêm yết. Tài khoản sẽ được tách biệt thành 2 tiểu khoản (chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết) để tiện việc theo dõi, giám sát.

Tuy nhiên hiện nay phương án này chưa được áp dụng vào thực tế. Do đó bạn vẫn tiến hành việc mua bán cổ phiếu của một công ty đại chúng chưa niêm yết theo cách thông thường trên thị trường OTC. Các nhà đầu tư tự thoả thuận hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu và đem đến tổ chức phát hành để ghi nhận giao dịch này vào sổ quản lý cổ đông. Ngoài ra, nhà đầu tư nên liên hệ với tổ chức phát hành để được hướng dẫn thêm về thủ tục chuyển nhượng vì có thể các tổ chức phát hành sẽ có những quy định tương đối khác nhau về vấn đề này.
Đối tuợng nào đuợc nhận tài khoản khi nhà đầu tư qua đời?
Câu hỏi:
Nhà đầu tư không may qua đời (truờng hợp có di chúc và truờng hợp không có di chúc) thì đối tuợng nào đuợc nhận tài khoản đó và để đuợc nhận tài khoản đó thì nguời nhận cần phải có những điều kiện gì?
Trả lời:
Trong trường hợp trên đối tượng và điều kiện để được nhận tài khoản của nhà đầu tư bao gồm:

Trường hợp có di chúc: (Di chúc phải hợp pháp) Người được chỉ định thừa kế trong di chúc sẽ được thừa kế tài khoản của nhà đầu tư kể từ thời điểm mở thừa kế. Theo quy định tại điều 633 Bộ luật dân sự 2005 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Người thừa kế phải chứng minh được mình là người được chỉ định thừa kế theo di chúc. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trường hợp không có di chúc: Nếu nhà đầu tư chết mà không để lại di chúc thì tài sản được chia theo quy định của pháp luật, theo điều 676 Bộ luật dân sự 2005 những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật thì người được thừa hưởng di sản phải chứng minh được mình thuộc đối tượng được thừa kế di sản và phải thực hiện các thủ tục để được hưởng di sản theo quy định của pháp luật

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây