![]() |
Sự thất bại của hai công ty cho vay bất động sản hàng đầu của Mỹ, Fannie Mae và Freddie Mac, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và tốc độ tăng chóng mặt của giá nhiên liệu là những minh chứng rõ nhất cho những nhận định rằng cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu còn lâu mới chấm dứt. Trên thực tế, các nền kinh tế trên thế giới còn chưa đi qua giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng này.
Nền kinh tế thế giới hiện ở giai đoạn nào?
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn những cơn “khốn cùng” tài chính và những cú sốc giá hàng hóa liên tục diễn ra.
Hiện trạng cổ phiếu của các ngân hàng trên thị trường là những minh chính rõ nét cho cuộc khủng hoảng tín dụng. Tại Mỹ, tâm của cuộc khủng hoảng này, các ngân hàng đã thua lỗ hơn nửa giá trị trên thị trường trong năm qua và hồi tuần trước, thực trạng này đã tác động không nhỏ tới chỉ số tổng hợp S&P.
Các nhà đầu tư chứng khoán không phải là những người duy nhất lo ngại về tình trạng hoạt động của các ngân hàng hiện nay. Chính những ngân hàng đang hoạt động trên thị trường cũng lo ngại về tình trạng kinh doanh của mình.
Mức chênh lệch lãi suất cho vay liên ngân hàng theo đồng Đô-la, Euro và Bảng Anh với lãi suất chính thức được trông đợi thời hạn 3-6 tháng giờ đây lớn hơn so với hồi tháng 3. Mức chênh lệch các khoản vay kỳ hạn 6 tháng cao hơn so với hai lần đỉnh điểm hồi tháng 9 và tháng 12 năm ngoái.
Đây không chỉ đơn thuần dừng ở mức khủng hoảng khả năng thanh khoản của các khoản nợ. Các ngân hàng đang tỏ rõ những nghi ngại về khả năng trả nợ của các đối tác. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là sự sụt giảm của giá bất động sản, các tài sản thế chấp chính của những khoản vay.
Hơn nữa, thị trường chứng khoán hoạt động phụ thuộc vào những triển vọng kinh doanh của hai công ty được chính phủ tài trợ, Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này nắm giữ 3/4 tài chính của các khoản thế chấp nhà đất tại Mỹ.
Việc chính phủ Mỹ tiếp quản hai công ty này, với tổng khoản nợ gần băng 40% GDP của Mỹ, vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Trên phương diện tổng số nợ của chính phủ, Mỹ nhiều khả năng sẽ rơi vào tình trạng tương tự Italy.
Trong khi đó, giá một thùng dầu đã gần tới ngưỡng 150USD. Phần quan trọng của nền kinh tế thế giới đang rất lo ngại về nguy cở đổ vỡ tài chính và gây ra tình trạng thiểu phát trong khi giá mặt hàng quan trọng nhất đối với nền kinh tế thế giới - dầu mỏ - đã tăng gấp đôi trong năm qua.
Giá dầu và các mặt hàng thiết yếu khác liên tục tăng nhanh cũng là vấn đề nghiêm trọng khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại. Những dự đoán trong tháng 6 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay chỉ đạt 2,9%, giảm từ 3,8% năm 2007.
Sự sụt giảm này chủ yếu gây ra do sự phát triển chậm lại của các quốc gia có thu nhập cao. Trong số đó, dự đoán về tốc độ phát triển của Mỹ chỉ đạt 1,5%, giảm từ 2,2% năm 2007. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của Tây Âu được dự đoán là 1,8%, giảm từ 2,8% năm 2007.
Có hai lý do phổ biến giải thích nguyên nhân khiến giá tiêu dùng tiếp tục tăng trong khi nền kinh tế lại phát triển chậm lại: tình trạng đầu cơ và chính sách tiền tệ của Mỹ, duy trì đồng Đô-la ở mức thấp. Tuy nhiên, hai lý do trên dường như không thể giải thích hết được thực trạng hiện tại của nền kinh tế thế giới.
Theo ông Daniel Gros, thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách Châu Âu, chính các nhà sản xuất là những tay đầu cơ lớn đối với giá trị tương lai những nguồn nhiên liệu của họ. Các nhà sản xuất sẽ còn cố gắng giữ “vàng đen” trong lòng đất nếu gia của chúng sẽ còn tiếp tục tăng nhanh so với doanh thu từ các động sản khác.
Như vậy, thực chất giá hiện tại được quyết định bởi những kỳ vọng giá tương lai của các nhà sản xuất. Các động lực chính đó là triển vọng tăng nhu cầu của các quốc gia đang phát triển, đặt biệt là Trung Quốc, cũng như triển vọng không rõ ràng về nguồn cung các loại nhiên liệu thay thế.
Nền kinh tế thế giới sẽ tới giai đoạn nào?
Câu trả lời không phải là chắc chắn, có thể đó là câu chuyện về sự quay trở lại thời kỳ phát triển nhanh của nền kinh tế thế giới, dó cũng có thể là cầu chuyện tương tự với sự tan chảy của thị trường tài chính.
Sự cân bằng giữa các tiềm lực kinh tế thực chất là sự thu hẹp khoảng cách giữa nguy cơ khủng hoảng tài chính với sự sụp đổ của giá bất động sản tại Mỹ và các nước có thu nhập cao, sự tăng đột biến trong giá các mặt hàng tiêu dùng, áp lực lạm phát.
Việc đánh giá triển vọng dựa trên thực trạng hiện thời của nền kinh tế thực sự không phải dễ dàng. Hơn nữa, dường như xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới còn chậm hơn so với những kỳ vọng một vài năm trước.
Bên cạnh đó, nhiều rủi ro được liên kết theo các cách đặc biệt nguy hiểm. Tấn công Iran có thể sẽ đẩy giá dầu vượt ngưỡng 200USD/thùng.
Đối với nền kinh tế, tin tốt đó là vẫn giữ được mức tương đối ổn định song tin xấu lại là những rủi ro vẫn còn ở mức cao.