Mỹ: thâm hụt vốn 1.000 tỷ USD, chính phủ có tiếp tục cứu trợ?

Ảnh AP

Các chính sách cứu trợ mang “phong cách Mỹ”

Sau khi chính phủ Mỹ công bố gói giải cứu 85 tỷ USD dành cho tập đoàn bảo hiểm AIG, các cơ cấu tài chính lớn khác của Mỹ cũng lần lượt đệ đơn xin những khoản cứu trợ từ ngân hàng trung ương. Và minh chứng xác thực nhất đó là Citigroup.

Hôm 25/11, Tổng thống Mỹ G. Bush cho hay: “Kế hoạch cứu trợ Citigroup mà chúng ta đã đưa ra hôm 24/11 là hoàn toàn đúng đắn. Và nếu cần thiết, trong tương lai chúng ta sẽ tiếp tục đưa ra những quyết định như vậy nhằm ổn định lại thị trường tài chính đang ngày càng hỗn loạn”.

Việc phải chi ra một khoản tiền lớn và nhận về mình con số thâm hụt ngân sách khổng lồ để giải cứu Citigroup là điều Mỹ sẵn sàng chấp nhận. Với hành động này chính phủ Mỹ hy vọng có thể ổn định lại giới ngân hàng và đưa cơ cấu tài chính nước nhà sang một trang mới. Sau khi bơm 350 tỷ USD vào cơ cấu tiền tệ, chính phủ Mỹ quyết định sẽ cứu vớt thêm nhiều cơ cấu tài chính lớn với lượng các tài sản xấu tăng kỷ lục.

Với phương thức cứu trợ này, có thể sẽ có thêm nhiều các cơ cấu tài chính khác cũng yêu cầu những khoản cứu trợ từ chính phủ nhằm giải quyết những tài sản xấu.

Ngân hàng nào sẽ là đối tượng tiếp theo cần cứu trợ?
Hiện càng có nhiều các cơ cấu tài chính cũng như các ngân hàng của Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn cần cứu trợ. Người ta đang hoài nghi về việc ngân hàng Morgan Stanley sẽ là đối tượng tiếp theo nhận được những khoản cứu trợ khi giá cổ phiếu của ngân hàng này có lúc xuống mức 0,8 USD/cổ phiếu.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đứng về góc độ giá cổ phiếu giảm, có thể Bank of America sẽ là đối tượng tiếp theo cần cứu trợ, vì tính đến thời điểm hiện tại giá cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm 52%.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho biết thêm, hiện tại con số thâm hụt nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng Mỹ đã lên đến con số 1000 tỷ USD.

Theo tính toán của ngân hàng đầu tư Westwood Capital, giới ngân hàng Mỹ mới chỉ tuyên bố con số thâm hụt 750 tỷ USD từ nguồn tài chính cơ bản, và nên nhớ hiện tại vẫn cần giải quyết thêm 1.000 tỷ USD do các tài sản xấu mang lại.

Ngoài hệ thống ngân hàng, Bộ tài chính Mỹ tuyên bố sẽ còn cứu trợ thêm cả thị trường tín dụng và thị trường cho vay thế chấp nhà đất từ gói cứu trợ 700 tỷ USD.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây