![]() |
Chủ tịch Fed Ben Bernanke |
Trong khi tất cả mọi con mắt đều đổ dồn về Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson và kế hoạch cứu trợ 700 tỷ của ông, thì Chủ tịch Fed Ben Bernanke đang tiến hành chương trình phục hồi kinh tế của mình. Kế hoạch của Bernanke dùng đến hàng ngàn tỷ USD chứ không chỉ dừng lại ở hàng tỷ.
Không giống Paulson, ông Bernanke không cần Quốc hội thông qua kế hoạch này. Ngày 25/11, Chủ tịch Fed công bố một chương trình mua – vay mới có thể tăng giá trị tài sản ngân hàng trung ương lên 3.000 tỷ USD. Con số này gấp 3 lần con số hồi giữa tháng 9.
Fed đang cố gắng dùng phương pháp “một hòn đá ném chết 2 con chim” (hay còn gọi là “một mũi tên trúng 2 đích”). Một đích là có thêm tiền để lưu thông trong nền kinh tế; còn đích kia là thúc đẩy các thể chế tài chính còn yếu kém giúp họ tránh được những “thảm họa báo trước”. Nếu Fed thành công, họ sẽ cực kỳ tỏa sáng và được tuyên dương. Nhưng nguy hiểm ở chỗ nếu quá cố gắng để hoàn thành hai mục tiêu này, khả năng họ sẽ để lọt 1 trong 2 mục tiêu.
Trong một đống những rắc rối, việc đi lạc hướng là rất dễ xảy ra. Từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng bắt đầu vào tháng 8/2007, Fed đã áp dụng 51 biện pháp để hàn gắn hệ thống tài chính. Tuy nhiên, bức tranh lớn thì lại rất đơn giản. Khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng đến nỗi Fed buộc phải đi tiên phong trong vai trò chỉ đạo nền kinh tế bằng việc điều hành tỷ lệ lãi suất ngắn hạn. Nếu hệ thống ngân hàng yếu kém, và không dám cho vay, họ sẽ phải đảm bảo khoản vay cho các thể chế tài chính đặc biệt.
Ngày 25/11, Fed bước sâu hơn vào chính sách tiền tệ, họ công bố sẽ mua trực tiếp 500 tỷ USD cổ phiếu bằng thế chấp để hỗ trợ cho Fannie Mae, Freddie Mac, và Ginnie Mae; cũng như 100 tỷ USD nợ công ty của Fannie, Freddie và các ngân hàng cho vay tại nhà.
Cảnh báo những rủi ro
Trong khi đó, Fed New York cho các cổ đông vay lên tới 200 tỷ USD bằng cổ phiếu có giá trị cao. Tất cả những khoản vay và mua này sẽ bộc lộ hết tài sản của hệ thống Fed (đã tăng lên 2.200 tỷ USD từ 1.000 tỷ USD hồi tháng 9).
Vấn đề ở đây là gì? James D. Hamilton, nhà kinh tế học của Đại học California ở San Diego cảnh báo rằng Fed đang mua hay chấp nhận các khoản vay mà không ai muốn. Nguy hiểm ở đây là, ông nói, tài sản của Fed sẽ bộc lộ hết khi nền kinh tế vững mạnh trở lại. Nếu như vậy, Fed phải gấp rút “thủ tiêu” rất nhiều số tiền dư thừa của họ ra khỏi hệ thống tài chính. Bình thường họ có thể làm bằng cách bán cổ phiếu hay kêu gọi cho vay. Nhưng sẽ là không thể nếu các tài sản đó đều độc hại mà không ai giám mua. “Thật là ngớ ngẩn khi Fed tự dưng “vạch áo cho người xem lưng”, Hamilton nhận xét.
Nhà kinh tế học của Columbia University, Frederic Mishkin cho biết: “Fed đã hành động quá liều lĩnh. Cú sốc này, theo nhiều cách, là phức tạp và khó khăn để giải quyết hơn là cú sốc của thị trường tài chính gây ra trong cuộc Đại suy thoái năm 1930”.