Các vị trí tiếp theo thuộc về Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Liên doanh Dầu khí Việt Xô Petro và Ngân hàng Ngoại thương. Các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu tại TPHCM (54 doanh nghiệp) và Hà Nội (45 doanh nghiệp).
Danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam được xây dựng dựa trên các tiêu chí về quy mô lao động, tài sản, doanh thu và thuế. Danh sách bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh nhưng không có doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Ông Jago Penrose, nhà phân tích chính sách tài chính cho biết: "Qua quá trình phỏng vấn các doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy họ đã áp dụng 3 chiến lược lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là cải thiện các hoạt động kinh doanh chính, đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh như bất động sản, du lịch, đầu tư vào các thị trường vốn đang lên khác".
Tuy nhiên, theo ông Jonathan Picus, chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP, các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam cũng chỉ tương đương các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thế giới và vẫn cần sự hỗ trợ của Chính phủ về giáo dục và đào tạo.
Xem thông tin chi tiết tại đây (Nguồn UNDP).