Nhóm cổ phiếu khoáng sản niêm yết

Không nằm ngoài xu hướng sụt giảm của TTCK, chỉ số nhóm cổ phiếu ngành khoáng sản niêm yết trên HO và HA (VEI) cũng sụt giảm mạnh. Tính từ ngày 22/1 đến ngày 17/3/2008, chỉ số VEI đã mất 79,4 điểm (tương đương 32,5 %). Hiện nay, VEI-Index đang có xu hướng tiếp cận với Bolinger Band, đi xa mức cản Fibonanci Retracement và tiến gần tới ngưỡng hỗ trợ 153 điểm (mốc của ngày 24/4/2007). Chỉ báo RSI đang ở mức siêu bán (RSI nhỏ hơn 30). Trong lịch sử, khi đường VEI đi men theo Bolinger Band, kết hợp với chỉ báo RSI dưới 30 thì đường VEI thường bật lên. Chỉ số VEI vẫn đang tiếp tục sụt giảm, nhà đầu tư trong nước đang bán tháo tất cả các loại cổ phiếu. Trái với hành động của nhà đầu tư trong nước, nhà ĐTNN vẫn tiếp tục mua vào. Tính riêng đối với cung cầu của nhà đầu tư ngoại về cổ phiếu của 8 công ty khoáng sản niêm yết từ đầu năm 2008 tới ngày 11/3/2008, nhà ĐTNN mua vào lớn hơn bán ra 120.670 cổ phiếu.

Sự sụt giảm của chỉ số VEI đi theo xu hướng chung của TTCK Việt Nam trong những tháng đầu năm 2008. Nghiên cứu tình hình hoạt động của các công ty trong ngành cho thấy kết quả kinh doanh đạt được những tháng đầu năm rất khả quan. Chỉ số năng lực hoạt động là ROE (trung bình ngành) đạt 25,89%; trong khi đó, trung bình toàn thị trường chỉ đạt 22,94%.Các chỉ số khác như ROA (16,89%), EPS cũng đạt trung bình 3.894 đồng. Trong 8 công ty niêm yết trên sàn, CTCP khoáng sản Bình Định (mã chứng khoán: BMC) hoạt động hiệu quả nhất với các chỉ số đạt rất cao như ROE 68,4%, EPS gần 8.000 đồng, chỉ số về cơ cấu vốn (nợ/vốn chủ sở hữu) chỉ có 0,19 (ở mức này, BMC có rủi ro thấp so với thị trường và trong ngành).

Cơ cấu nợ/vốn chủ sở hữu trung bình 8 công ty là 1,65, cao hơn so với trung bình toàn thị trường là 1. Do đặc thù là ngành khai thác nên các công ty khai thác khoáng sản thường có tỷ lệ vay nợ cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vay nợ rất bất lợi do lãi suất ngân hàng đang được đẩy lên cao, làm chi phí đầu vào tăng, giá thành phẩm bị đẩy lên, làm cho sức cạnh tranh trên thị trường bị giảm sút.

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở trên thế giới, lĩnh vực kinh doanh của ngành khoáng sản luôn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Trong thời gian vừa qua, sự biến động giá của nhóm cổ phiếu ngành khoáng sản theo xu hướng chung của thị trường là sụt giảm. Tuy nhiên, lượng cầu đối với nhóm cổ phiếu này của nhà ĐTNN và những chỉ số tài chính đạt được của các công ty trong ngành trong năm 2007 đáng để nhà đầu tư nghiên cứu.

EPS 2007
P/E
ROA
ROE
LNST/
NỢ/
DTT
VCSH
BMC
7.985,59
23,04
57,22%
68,40%
38,38%
0,19
DHA
4.203,24
9,21
17,41%
18,72%
37,51%
0,08
HPS
773,27
24,44
5,47%
6,25%
9,97%
0,15
LBM
1.385,92
17,32
5,60%
15,03%
7,42%
1,96
MCO
2.441,39
16,18
4,48%
22,38%
4,81%
4,20
MCV
2.003,79
10,18
4,11%
16,01%
7,68%
2,98
MIC
1.975,00
63,00
1,64%
3,40%
5,94%
1,07
NBC
4.012,68
17,72
4,21%
20,56%
2,87%
3,74
Trung bình
3.894
17
16,89%
25,89%
19,98%
1,65
 
 
 
 
 
 
 
TB toàn
TT
3.722
17
11,97%
22,94%
18,61%
1,00
Chú thích:
-MIC mới chỉ có BCTC quý IV và mọi tính toán như ROE, ROA, LNST/DTT, Nơ/VCSH chỉ là chỉ tiêu quý IV
-P/E tính theo giá tại ngày 10/3/2007 và EPS năm 2007
-Trung bình chung được tính theo trọng số là vốn hoá thị trường của từng doanh nghiệp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây