Vào hôm thứ Hai, một quan chức hàng đầu của Bộ Tài chính đã phác thảo những bước chính trong nỗ lực giải cứu thị trường tài chính Mỹ trị giá 70 tỷ USD và khôi phục nền kinh tế. Tuy nhiên, ông đã không nói chi tiết kế hoạch giải cứu sẽ được tiến hành ra sao.
Kế hoạch giải cứu thị trường tài chính trị giá 700 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua 10 ngày trước sẽ được Bộ Tài chính Mỹ tiến hành theo 5 bước bao gồm:
“Bộ Tài chính đang thực hiện những bước đi mới nhất với một mục đích đơn giản – khôi phục luồng vốn đến người tiêu dùng và doanh nghiêp, vốn là hạt nhân của nền kinh tế,” ông Neel Kashkari, Trợ lý Bộ trưởng phụ trách kinh tế quốc tế và phát triển cho biết.
Kashkari cũng nhấn mạnh lại quan điểm của chính phủ trong việc hỗ trợ các tổ chức tài chính Mỹ vốn đang bị lung lay bởi khủng hoảng cho vay cầm cố và thu hẹp tín dụng trên toàn cầu. Những công cụ sẽ được triển khai nhanh chóng khi họ đã sẵn sàng. Trong khi đó, Bộ Tài chính cũng tìm kiếm những chuyên gia và cá nhân xuất sắc để cùng tham gia vào nỗ lực giải cứu. Kashakri cho biết thêm.
Thị trường trên toàn thế giới đang lo lắng chờ đời kế hoạch chi tiết về việc nước Mỹ sẽ thực hiện kế hoạch giải cứu ra sao.
Thêm nhiều can thiệp của chính phủ
Do khủng hoảng tín dụng ngày càng lún sâu, các quan chức chính phủ thấy rằng họ phải đóng vai trò to lớn hơn trong việc sửa chữa lại hệ thống tài chính quốc gia.
Tuần trước, họ đã tiết lộ kế hoạch không chỉ mua lại những tài sản có vấn đề mà còn mua cổ phần tại các ngân hàng. Thông qua việc mua cổ phiếu, chính phủ sẽ trao cho các tổ chức tài chính lượng vốn đủ lớn cần thiết để củng cố cán cân thanh toán. Điều này có thể thúc đẩy nhà đầu tư cá nhân bơm vốn vào các ngân hàng và thúc đẩy các tổ chức tài chính bắt đầu cho vay lại.
Chính quyền của tổng hống Bush ban đầu tỏ ra miễn cưỡng trong việc thực hiện bước đi này hơn là ổn định hệ thống tài chính thông qua việc mua lại những tài sản thế chấp có vấn đề. Nhưng khi việc thông qua kế hoạch giải cứu bị giảm nhẹ khủng hoảng tín dụng bị thất bại, các nhà chức trách nhận ra rằng cần phải làm nhiều hơn thế.
Lãnh đạo thế giới cùng hành động
Với việc khủng hoảng đang nhấn chìm các quốc gia trên toàn cầu, chính phủ các nước châu Âu cũng đang có kế hoạch mua lại cổ phần trong các ngân hàng và có những bước đi liều lĩnh khác để tăng cường các khoản cho vay giữa các tổ chức tài chính.
Vào đầu ngày thứ hai, Bộ Tài chính Anh đã thông báo sẽ đầu tư 63 tỷ USD vào 3 ngân hàng Royal Bank của Scotland, HBOS và Lloyds.
Hôm chủ nhật, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết, lãnh đạo 15 quốc gia châu Âu cũng đã đồng ý mở rộng phạm vi kế hoạch đầu tư vào các tổ chức tài chính và bảo đảm các khoản cho vay liên ngân hàng.
“Chúng tôi muốn trao cho các ngân hàng phương tiện cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế cho phép các gia đình vay thế chấp hoặc vay tiêu dùng, và trao cho các doanh ngiệp phương tiện cần thiết để đầu tư phát triển,” ông Sarkozy, cũng hiện đang nắm giữ chức chủ tịch luân phiên EU bày tỏ.
15 nước châu Âu cũng cho biết học sẽ bảo vệ các tài khoản tiền gửi cá nhân và có động thái giảm nhẹ những quy định kế toán, thứ quyết định tài sản sẽ được định giá như thế nào, bãi bỏ yêu cầu phải được dựa trên giá thị trường.
Những quốc gia khác, bao gồm Australia và Các tiểu vương quốc Arab cũng có những bước đi nhăm khôi phục lòng tin trong các tổ chức tài chính.
Những thông báo được đưa ra sau cuộc họp cuối tuần giữa các quan chức bộ tài chính của các nước thuộc nhóm G7, G20 và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Các nhà lãnh đạo đã cam kết hỗ trợ ỗn định nền kinh tế trên toàn thế giới.